Mô tả công việc quản lý kho cụ thể – Gợi ý phần mềm quản lý kho hiệu quả
Mục lục bài viết
Doanh nghiệp nào cũng phải có một kho hàng hoặc kho vật liệu để phục vụ mua bán, sản xuất. Công việc quản lý kho ra đời nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc quản lý kho hàng. Trong bài viết này, Techmoss sẽ mô tả công việc quản lý kho cụ thể cùng một số yêu cầu cần có của công việc này tới bạn ngay nhé!
Quản lý kho là gì?
Quản lý kho là việc người ta sẽ phải kiểm soát số lượng, chất lượng và vị trí của hàng hóa, vật liệu ra vào một công ty hay một doanh nghiệp. Người quản lý có trách nghiệm quản lý tổng quan kho hàng, phân công công việc tới từng cá nhân liên quan, kiểm soát vị trí, lên báo cáo,…
Để một kho hàng hoạt động hiệu quả không phải chuyện đơn giản. Quá trình này yêu cầu rất cao ở người quản lý cùng các nhân viên kho. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ hiện đại ngày nay, các phần mềm quản lý kho ra đời đã giải quyết khó khăn ấy.
Xem thêm: 5 cách quản lý kho hiệu quả giúp nhà quản lý “dễ thở” hơn
Mô tả công việc quản lý kho cụ thể
Công việc quản lý kho thực tế bao gồm rất nhiều bước khác nhau. Dưới đây là mô tả công việc quản lý kho tổng quát nhất bạn có thể tham khảo:
Xuất/nhập hàng hóa
Việc đầu tiên cần làm khi thực hiện quản lý kho hàng là xử lý hàng hóa, vật liệu ra/vào kho. Người quản lý cần kiểm soát hàng hóa một cách toàn diện từ phân loại hàng, mã số, ngày xuất/nhập kho, ngày hết hạn,…
Các dữ liệu này cần được xác định và lưu trữ cẩn thận để phục vụ cho việc bán hàng sau này. Chỉ với một sai sót nhỏ, doanh nghiệp có thể đánh mất rất nhiều chi phí.
Quản lý, sắp xếp kho
Kho hàng cần được sắp xếp và tổ chức một cách quy củ và khoa học. Hàng hóa cần được phân loại theo các mục rõ ràng nhằm kiểm soát dễ dàng nhất.
Nếu không sắp xếp khoa học, việc tìm hàng sẽ rất khó khăn và tốn sức. Ngoài ra, hàng hóa còn dễ bị tồn lại kho dẫn đến hết hạn.
Kiểm tra kho định kỳ
Bất cứ biến động nào trong hàng hóa đều cần được người quản lý và nhân viên kho ghi chú lại. Nguồn thông tin này sẽ là cơ sở để họ quản lý kho một cách dễ dàng hơn.
Định kỳ, các nhân viên nhà kho cùng nhau kiểm tra lại tổng quan kho hàng nhằm kiểm soát tốt nhất, tránh tình trạng số liệu sai lệch so với thực tế.
Lập báo cáo định kỳ
Sau khi kiểm tra kho hàng, nhà quản lý kho hàng cần lập báo cáo cụ thể về kho như tổng sản phẩm, số lượng,… để báo cáo cho ban quản trị. Dựa vào các bản báo cáo này, ban quản trị sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh doanh. Từ đó, họ sẽ vạch ra hướng đi phù hợp trong tương lai.
Xem thêm: 8 cách quản lý kho chặt chẽ bạn cần biết
Phần mềm quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay
Nếu việc quản lý kho chỉ dựa vào sức người thì sẽ rất khó khăn và kém hiệu quả. Bạn nên tham khảo áp dụng các phần mềm quản lý kho như MOSSELL vào quá trình đó.
Nhờ vào công nghệ hiện đại, công ty sẽ tối ưu hóa được số lượng nhân sự cũng như đảm bảo tính chính xác của các loại báo cáo liên quan. MOSSELL sẽ quản lý kho hàng một cách toàn diện.
Đồng thời, nếu phát hiện bất cứ sai sót hay nhầm lẫn nào trong quá trình xuất nhập hàng hóa, phần mềm sẽ ngay lập tức gửi thông báo về máy người quản lý. Tất cả thông tin trên phần mềm đều được bảo mật tuyệt đối nhằm tránh kẻ xấu xâm nhập.
Bên cạnh đó, phần mềm quản lý kho này còn giúp nhà quản lý kiểm soát thu chi theo ca làm việc của cửa hàng, kiểm soát nhân viên online nên rất phù hợp với khách hàng đang kinh doanh trên mạng. MOSSELL cũng thống kê cụ thể công nợ của khách hàng để giúp doanh nghiệp có chính sách tốt hơn với khách hàng tiềm năng.
Trên đây, Techmoss đã mô tả công việc quản lý kho cụ thể cùng một số yêu cầu cần có của công việc này tới bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm, vui lòng liên hệ Techmoss để được giải đáp nhanh nhất nhé!